Tìm hiểu cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi?

Cùng giải đáp thắc mắc viêm mũi dị ứng có nâng được mũi hay không?

Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân gây ra các bệnh lý về tai, mũi họng,và bạn đang bị nghẹt mũi, viêm mạc mũi .Đây là một bệnh lý về mũi cũng khá nghiêm trọng  và trong quá trình điều trị cần biết cách vệ sinh đúng cách. Để biết thêm kỹ lưỡng những bệnh lý về mũi thì bạn nên đến các phòng khám tai mũi họng để được chẩn đoán bệnh. Bài viết dưới đây,hãy cùng Khám tai mũi họng  tìm hiểu về cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi?

Tìm hiểu về cuốn mũi có đặc điểm gì?

Cuốn mũi là những xương có dạng cong dài và hẹp nhô vào khoang mũi, bên trên có phủ niêm mạc. Một bên khoang mũi sẽ có 3 cuốn mũi theo thứ tự là cuốn mũi trên, giữa và cuốn mũi dưới.

Cuốn mũi dưới là một xương mặt riêng biệt, có khớp nối với xương hàm trên và xương vòm miệng cùng bên tương ứng. Trong khi đó thì cuốn mũi giữa và trên lại là một phần của sương sàn.

Bên trên tất cả các cuốn mũi nằm bên trong khoang mũi đều được bao phủ bởi lớp biểu mô đường hô hấp, gồm nhiều tuyến chất nhầy. Bên dưới lớp niêm mạc là hệ thống mạch máu dày đặc được phân bố rộng rãi để cuốn mũi có thể cứng hơn khi cần thiết.

Xem thêm: Phẫu thuật đốt cuốn mũi chi phí bao nhiêu?

Tìm hiểu cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi?

Cuốn mũi có chức năng gì đặc biệt?

Có thể nói, chức năng của cuốn mũi cực kỳ quan trọng, cùng với hoạt động hô hấp của mũi thì các cuốn mũi sẽ làm ấm không khí và lọc bỏ một phần bụi bẩn cùng với các lông mũi. Bên cạnh đó, cuốn mũi còn có công dụng như một lớp miễn dịch bảo vệ mũi trước nguy cơ gây hại từ không khí hít thở hàng ngày và các tác nhân gây bệnh bên trong.

Để thực hiện tốt chức năng thì các cuốn mũi sẽ cần phải hoạt động kết hợp một cách nhịp nhàng với nhau. Chúng sẽ thu nhỏ và sung huyết luân phiên nhau dựa trên hoạt động của các mạch máu dưới niêm mạc. Khi cuốn mũi xung huyết thì khoang mũi sẽ thu hẹp lại, giảm lưu thông không khí và ngược lại, khi cuốn mũi xẹp thì không khí sẽ được lưu thông một cách dễ dàng hơn rất nhiều.

Tìm hiểu cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi?

Cuốn mũi phì đại có những triệu chứng?

Khi các cuốn mũi bị sưng, phì đại sẽ mang đến cho người bệnh nhiều sự khó chịu. Các triệu chứng của bệnh phì đại cuốn mũi cũng dễ nhận biết cụ thể như:

  • Nghẹt mũi triền miên: đây được xem là một trong những dấu hiệu sớm nhận biết của tình trạng phì đại cuốn mũi. Cuốn mũi bị sưng to bất thường sẽ làm cản trở quá trình hít thở không khí, gây nên tắc mũi.
  • Tình trạng khó thở, thở khò khè: Với tình trạng này thì rất nhiều người dễ nhầm tưởng với cảm cúm, viêm mũi thông thường. Nhưng không, khi người bệnh cảm thấy có cảm giác khó thở xuất hiện nhiều nhất khi bệnh nhân ngồi thấp, cúi, nằm thì có thể đó là sẽ dấu hiệu của phì đại cuốn mũi.
  • Nếu như tình trạng nặng của những người bị mắc phì đại cuốn mũi có thể bị chảy máu mũi do lớp niêm mạc đã bị tổn thương nghiêm trọng. Lúc này bạn sẽ cần phải tiến hành các biện pháp,phương pháp điều trị kịp thời.

Tìm hiểu cuốn mũi là gì? Khi nào cần đốt cuốn mũi?

Khi nào cần đốt cuốn mũi nhất?

Cuốn mũi sẽ dễ gặp phải các tình trạng bệnh lý nổi bật như: bị dị ứng khi cơ thể quá mẫn cảm với môi trường thì niêm mạc trên cuốn mũi sẽ phản ứng lại khiến cho các cuốn mũi xung huyết và phồng to. Và khi cuốn mũi sưng to quá mức gây ra nhiễm trùng, nghẹt mũi và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến sức khỏe thì lúc này cần đến sự can thiệp và đốt cuốn mũi.

Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ tiến hành đốt cuốn mũi với các trường hợp bệnh như: bị nghẹt mũi do phì đại niêm mạc cuốn mũi kết hợp với lệch vách ngăn mũi. Nghẹt mũi và chảy nước mũi quá nhiều do nguyên nhân có liên quan đến phì đại cuốn mũi.

Lưu ý sau khi đốt cuốn mũi cần nhớ!

Sau khi can thiệp đốt cuốn mũi thì người bệnh sẽ cần có thời gian để cho những tổn thương có thể phục hồi một cách tốt nhất. Người bệnh có thể bị sưng phù nhẹ trong mũi với mức độ nhẹ hoặc trung bình hoặc đôi khi còn kèm theo tắc nghẽn thông khí cho chất nhầy tiết ra nhiều.

Thông thường thì tình trạng này sẽ diễn ra sau khi đã đốt cuốn mũi và nó nhanh chóng hồi phục và cải thiện sau tuần đầu tiên. Tuy nhiên, với những người có cơ địa khó lành thì có thể tình trạng sưng phù, nghẹt mũi sau đốt cuốn mũi không được cải thiện và có dấu hiệu trở nên nghiêm trọng. Lúc này bạn sẽ cần liên hệ ngay với bác sĩ để thăm khám và đưa ra phương pháp trị liệu khác hiệu quả hơn.

Xem thêm: Mũi bị sưng bên trong| Hãy cẩn thận bạn có thể bị Polyp mũi

Bài viết trên, Khám tai mũi họng đã chia sẻ với bạn đọc về những đặc điểm cấu tạo, chức năng của cuốn mũi. Chỉ ra nguyên nhân và thời điểm cần đốt cuốn mũi và chỉ ra một số lưu ý sau khi tiến hành đốt cuốn mũi phì đại.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *