Viêm Mũi Có Mủ – Gây Sốt Cao Vô Cùng Nguy Hiểm Ở Trẻ Nhỏ

Lựa chọn phòng khám ở đâu là tốt nhất cho trẻ nhỏ?

Viêm mũi có mủ là bệnh lý khá nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!

Viêm mũi có mủ là gì?

Viêm mũi có mủ là tình trạng ở niêm mạc mũi bị sưng huyết đỏ. Mủ mũi sẽ tiết ra chất nhờn đặc đi lẫn với mủ vàng xanh và có mùi hôi thối. Đây là loại bệnh gây rất nhiều phiền toái và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy cần phải nhận biết sớm và có những cách chữa trị kịp thời.

Mũi có mủ

Nguyên nhân viêm mũi có mủ

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh này, dưới đây là một số nguyên nhân chính:

  • Do viêm mũi, viêm họng không được chữa trị kịp thời dẫn đến bị nhiễm khuẩn. Hoặc khi bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn lây qua đường hô hấp.
  • Do các tổn thương, chấn thương cơ học, xuất huyết ở niêm mạc mũi gây ra phù nề mũi.
  • Tiếp xúc với môi trường có khí chất độc hại và có độ ẩm cao.
  • Do nhét bấc mũi lâu làm cho lệch vách ngăn. Từ đó gây ra tình trạng ứ tắc xuất tiết xoang.
  • Có thể do đang bị mắc các bệnh lý đái tháo đường, suy nhược cơ thể,…

Triệu chứng viêm mũi có mủ

Dưới đây là một số triệu chứng để bạn có thể nhận biết:

  • Người bệnh cảm thấy mệt mỏi và sốt nhẹ. Có vài trường hợp ở trẻ em thì sẽ bị sốt cao và thể trạng nhiễm khuẩn rõ
  • Khi về sáng thường bị đau ở vùng mặt do ban đêm bị ứ đọng dịch mủ. Đau thành từng cơn gây nhức đầu, mệt mỏi và khó chịu.
  • Có thể bị tắc 1 hoặc 2 bên mũi từng lúc hoặc liên tục và bị ngạt mũi.
  • Nước mũi có màu vàng đục và mùi hôi. Khi xì mạnh gây ra đau và có lẫn một ít máu.
  • Ấn ngón tay vào trước xoang mũi cảm thấy đau.
  • Xoang có ngấn mủ ứ đọng và bị mờ.

Phương pháp điều trị

Có 2 cách điều trị: điều trị toàn thân và điều trị tại chỗ đi kèm chỉ định với các loại thuốc điều trị.

Điều trị toàn thân

Sử dụng các thuốc kháng sinh thông qua đường uống và kết hợp với một số thuốc đi kèm:

  • Thuốc kháng viêm
  • Thuốc giảm phù nề viêm mạc
  • Thuốc hạ sốt
  • Thuốc giảm đau nhức mũi

Điều trị tại chỗ

Sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc co mạch
  • Thuốc chống sung huyết
  • Thuốc kháng sinh tại mũi

Tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của người bệnh sẽ có liều lượng sử dụng thích hợp. Thông thường các loại thuốc này sử dụng từ 7-10 ngày để tránh tình trạng bị nghiện thuốc.

Trên đây là các thông tin về bệnh viêm mũi có mủ mà chúng tôi muốn gửi tới bạn đọc. Mong rằng nội dung bài viết mang lại thông tin cần thiết cho bạn. Tại trang web của chúng tôi, bạn có thể tìm thấy các bài viết liên quan khác. Mọi thắc mắc hay yêu cầu tư vấn chữa trị. Vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây.

Xin trân trọng cảm ơn!
Phòng Khám Tai Mũi Họng Tuyết Mai
Địa chỉ: 
CS1: 42 phố Lạc Nghiệp
CS2: Shop 10 Park 12 Times City 458 Minh Khai
Phone: 0912950369
Email: Pkham_tuyetmai@gmail.com
Website:https://khamtaimuihong.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *